HỘI AN- NÉT ĐẸP XƯA TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Phố cổ Hội An – Một trong những điểm đến được nhiều người yêu thích nhất trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây hấp dẫn và nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.

Có thể khẳng định rằng, Hội An là thành phố có những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam được xếp hạng tính đến thời điểm này. Khác với phố cổ Hà Nội những căn nhà rêu phong ẩn dưới những tán cây “rậm rạp”. Khác với phố cổ Huế với những lăng tẩm kiến trúc hoa văn cầu kỳ, phố cổ Hội An “trần” hơn, “mộc” hơn, nguyên bản hơn và ít có bàn tay can thiệp “đô thị hóa” của con người. Bởi vậy phố cổ Hội An được mệnh danh là “thành phố mộc”. Nói cách khác là thành phố nguyên sơ cơ bản giữ nguyên được bản sắc kiến trúc từ thuở “hồng hoang lịch sử”.

Khác biệt với những nhà cổ xưa ở những thành phố khác trong nước hoặc trên thế giới, phố cổ Hội An cổ nhưng chưa bao giờ xưa cũ. Bởi những tất cả những ngôi nhà hầu như còn nguyên vẹn từ cách xây, tô trát, đến cách bài trí họa tiết hoa văn. Những “hình uốn lượn” hoặc những đoạn “gấp khúc” độc đáo mặc dù lớp bụi thời gian phần nào làm lu mờ, song vẫn đậm nét tinh tế và kiêu sa, mộc mạc đơn sơ nhưng chưa bao giờ xưa cũ.

Đi trên phố cổ Hội An, mỗi người dễ dàng nhận thấy những ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, những ngôi nhà ấy vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân- những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Tất cả những phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của những ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (nay phường Cẩm Kim, TP Hội An) thực hiện.

Các đặc điểm diện mạo kiến trúc các di tích nhà ở mang phong cách kiến trúc kiểu Pháp ở Hội An như sau:

Kiến trúc mặt đứng công trình: Được sử dụng ngôn ngữ kiến trúc theo bố cục đối xứng, mặt trước ngôi nhà được xây tường gạch, phần lớn được bố trí ban công, phần hiên có bố trí cột, tùy theo chiều ngang ngôi nhà mà công trình được bố trí hai cột hoặc bốn cột chia mặt đứng công trình thành một hoặc ba gian. Giữa các cột hiên được trang trí bởi các vòm cuốn, với

các công trình được xây dựng ở giai đoạn muộn hơn thường sử dụng các dầm thẳng được xử lý chi tiết ở hai đầu vị trí tiếp xúc với cột bằng các hình thức vác góc hoặc những đường cong đặc trưng tạo sự mềm mại cho công trình. Hệ cửa được sử dụng thông thường là một bộ cửa đi ở giữa và hai bộ cửa sổ hai bên. Hệ mái thông thường là hai mái, độ dốc lớn, được lợp bằng ngói âm dương, một số ít sử dụng ngói vẩy cá, phần lớn có bố trí sê-nô chắn nước. Đối với các nhà ở biệt thự, nhà vườn các chi tiết được sử dụng đa dạng hơn chủ yếu theo phong cách cổ điển.

Về tầng cao và kích thước công trình: Những ngôi nhà kiểu Pháp ở Hội An cao từ 1 đến 2 tầng, có chiều rộng từ 6m đến 9m, một vài trường hợp đặc biệt có thể cao hơn, chiều sâu từ 30m đến 40m được thay đổi theo từng tuyến phố. Đặc điểm tổ chức không gian: Các nhà ở lô phố được xây dựng trên dãy đất có chiều ngang hẹp, bố cục tổ chức không gian được bố trí theo chiều sâu, tầng 1 gồm không gian hiên (sân trước nếu có) – không gian kinh doanh buôn bán, không gian thờ (đối với nhà một tầng) – nhà cầu nối kết hợp với sân trong – không gian ăn, sinh hoạt gia đình, phòng ngủ (đối với nhà một tầng) – bếp, khu vệ sinh kết hợp bố trí sân sau; Tầng 2 thông thường được bố trí phòng thờ phía trước và các phòng ngủ phía sau. Với thể loại nhà ở biệt thự và nhà vườn được xây dựng trên diện tích đất rộng, công trình thường được bố trí ở vị trí giữa khu đất, xung quanh là vườn, phía trước là khoảng sân rộng.

Cấu trúc công trình: Tường xây gạch kết hợp hệ cột gỗ hoặc gạch chịu lực, có bố trí các hệ dầm chính, dầm phụ đỡ sàn. Phần diện tích sàn tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài thường bị ảnh hưởng của thời tiết nên phần lớn thường được sử dụng vật liệu bê tông thay cho vật liệu gỗ truyền thống. Hệ khung gỗ đỡ mái thường được sử dụng chủ yếu là hệ kèo kẻ suốt.

Vật liệu sử dụng: Chủ yếu sử dụng vật liệu gạch, gỗ, bê tông và đá được sử dụng ít hơn.

Hình thức trang trí: Đơn giản, chủ yếu là trang trí mặt trước công trình bằng các phào chỉ, vòm cuốn, các hoa văn đơn giản gần gũi với thiên nhiên, con người như hoa, lá, đắp vẽ các pannô, sử dụng các cấu kiện khuôn hoa đúc sẵn.

Màu sắc: Tường nhà sơn màu vàng, ngói đỏ.

Vì vậy, Hội An đặc biệt không chỉ là những ngôi nhà cổ kính nhất trong lịch sử di sản hữu hình, mà đặc biệt ở cách gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh nét đẹp cổ xưa của những con người sống thời hiện đại. Vậy mới hiểu tại sao Hội An được coi là thành phố di sản của thế giới, vì sao khách quốc tế đến Hội An nhiều nhưng vẫn quay trở lại

Add your comment

Bảo Mật Thông Tin Khách Hàng

Chúng tôi tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng, Đảm bảo an toàn thông tin.

Thanh Toán

Thanh toán linh hoạt theo các đợt, Đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu.

Vận Chuyển

Linh hoạt với chi phí vận chuyển các sản phẩm đi tỉnh, Mức giá ưu đãi hỗ trợ khách hàng.